Kiến thức cần biết

Nguyên tắc chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả

Nguyên tắc chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả

Bệnh bạch cầu ở mèo là căn bệnh nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng của những chú mèo nhỏ bé. Vậy nên, chủ đề cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo đang khá được quan tâm bởi những người đang nuôi mèo. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ chi tiết tới bạn về chủ đề này. Hãy dành ít phút để xem nhé!

  1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Đầu tiên, trước khi đi vào chủ đề chính hãy cùng mình tìm hiểu qua về căn bệnh nguy hiểm ở mèo này.

Khái niệm: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có tên viết tắt FPV còn được gọi với các tên khác nhau như: bệnh Care ở mèo, bệnh viêm ruột truyền nhiễm mở mèo, bệnh parvo mèo, bệnh mất điều vận ở mèo,… Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus FPV tấn công hệ miễn dịch làm giảm bạch cầu trong máu khiến mèo xuất hiện các biểu hiện sốt, chán ăn, bỏ ăn, mất nước, cơ thể suy nhược, nôn mửa. Bệnh có tính truyền nhiễm và tỉ lệ tử vong cao.

  • Nếu mèo mẹ bị mắc bệnh này có thể sẽ bị sảy thai hoặc sinh non.
  • Mèo con mới sinh dưới 3 tuần tuổi bị bệnh 90% sẽ chết.
  • Tất cả động vật họ mèo đều khá nhạy cảm với virus gây ra bệnh giảm bạch cầu này.

1.1 Biểu hiện của mèo khi bị bệnh giảm bạch cầu

Dù dễ mắc bệnh và thời gian ủ bệnh ngắn nhưng biểu hiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo vẫn được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu: Lúc này mèo mới bị bệnh nên biểu hiện không quá rõ ràng. Nếu để ý sẽ thấy mèo vẫn nhanh nhẹn những khả năng giữ thăng bằng không còn được tốt, ăn uống kém hơn, đi lại loạng choạng, lắc lư, mắt chậm.
  • Giai đoạn nặng: Chỉ 2-3 ngày kể từ khi phát bệnh giảm bạch cầu, mèo sẽ xuất hiện các biểu hiện như sau: sốt, bỏ ăn, nôn nhiều lần, nôn ra dịch vàng, đi ỉa chảy, lười vận động, mắt sụp, chảy dãi và lông tơi tả.
  • Giai đoạn nguy kịch: Khi mèo bắt đầu chảy dãi nhiều, ỉa ra máu, mồm hôi và gần như không thể vận động. Bệnh tình của mèo lúc này rất khó chữa, rất dễ chết.

1.2 Nguyên nhân khiến mèo bị bệnh giảm bạch cầu

  • Do cơ thể mèo mắc các độc tố, virus bạch cầu, dẫn đến việc sản sinh các khối u ác tính.
  • Virus FPV là một trong những loại virus có sức đề kháng cao, có thể sống được khoảng 30 phút  trong môi trường 56 độ C. Nhiều chất sát trùng phổ thông không thể loại bỏ được chúng. Chưa kể đến khả năng sinh sản nhanh chóng khiến tình trạng bệnh diễn biến nhanh. Chỉ 24h sau khi nhiễm phải virus FPV, chúng sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công hệ thống miễn dịch trong cơ thể loài mèo, phá hủy niêm mạc ruột, làm suy giảm lượng bạch cầu trong máu.
  • Mèo hoang không rõ nguồn gốc có nguy cơ bị bệnh giảm bạch cầu cao.
  • Những nơi giết mổ mèo cũng có thể là nguyên nhân khiến căn bệnh này bùng phát.
  1. Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả

Loài mèo khá đa dạng về chủng loại. Trong đó, người ta chia chúng làm 2 nhóm chính là:

  • Mèo tây: bao gồm các giống mèo Anh lông ngắn, lông dài; mèo Mỹ,… Giống mèo này thường có sức đề kháng yếu. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu không hợp khiến chúng dễ bị bệnh. Các giai đoạn phát triển bệnh giảm bạch cầu ở những giống mèo này cũng khá rõ ràng.
  • Mèo ta: Ưu điểm là có sức đề kháng tốt nên khi bị bệnh giảm bạch cầu ở mèo, trong giai đoạn đầu các biểu hiện sẽ không quá rõ ràng. Chỉ khi bệnh tình chuyển nặng hoặc sang nguy kịch mới bị phát hiện.

2.1 Nguyên tắc khi chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Khi mèo xuất hiện các triệu chứng bất thường của căn bệnh giảm bạch cầu, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây để đảm bảo điều trị an toàn – hiệu quả nhất.

  • Nguyên tắc 1: Lập tức cách ly mèo bệnh khỏi những chú mèo khác ngay khi phát hiện mèo có biểu hiện bất thường.
  • Nguyên tắc 2: Chú ý giữ ấm cho mèo

2.2 Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo trong giai đoạn nhẹ

Khi các biểu hiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo chỉ xuất hiện nhẹ, chưa quá nghiệm trọng bạn có thể xin tư vấn của những người có chuyên môn để tự chăm sóc mèo ở nhà:

  • Bổ sung dinh dưỡng cho mèo để làm tăng sức đề kháng. Nên cho mèo kiêng các đồ ăn tanh, ưu tiên thịt bò, thị lợn luộc và trộn ít B1, phomai. Lưu ý cho mèo ăn lúc đồ ăn còn ấm.
  • Nếu mèo có biểu hiện hồi phục, bạn vẫn cần cách ly mèo với những chú mèo khác tối thiểu 2 tháng. Trong thời gian này mèo cần được quan tâm sức khỏe nhiều hơn vì bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Sau 2 tháng, bạn cần cho mèo đi tiêm phòng để chấm dứt bệnh.

2.3 Chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo khi bệnh ở giai đoạn nặng

Bác sĩ thú y cho biết, 3 ngày đầu phát bệnh là thời điểm vàng để điều trị khi mèo bị bệnh giảm bạch cầu. Nếu trong 3 ngày này mèo được điều trị và hồi phục sẽ sống. Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo trong trường hợp này, bạn cần bổ sung đường glucose, vitamin C, thuốc sát trùng, điện giải Oresol, sữa,… cho mèo.

  • Trường hợp mèo chưa bị chảy dãi:

Nếu là mèo to có cảm giác thèm ăn thì bạn có thể kích thích vị giác chúng bằng những đồ ăn chúng yêu thích. Sau đó kết hợp những chất dinh dưỡng trên để bổ xung dinh dưỡng cho mèo giúp tăng sức đề kháng. Lưu ý: Nên cho mèo ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa và dễ ăn hơn.
Nếu là mèo con, chúng thường sẽ bỏ ăn nên bạn chế đồ ăn dạng lỏng như sữa vào bơm cho chúng 4 đến 5 lần 1 ngày. Mỗi lần bơm 1 xi lanh kích thước nhỡ. Mèo con thường mẫn cảm những lúc bệnh nên hãy dành nhiều thời gian hơn bên cạnh và tránh để bé kêu nhiều khiến mất sức.

  • Trường hợp  mèo đã chảy dãi:

Bạn cần đưa mèo đi gặp bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời. Thông thường khi đã xuất hiện tình trạng này, mèo của bạn sẽ phải ở bệnh viện thú cưng từ 6 đến 7 ngày để điều trị và theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp.

Lưu ý sau khi mèo khỏi bệnh bạn vẫn phải cách ly nó khỏi những con mèo khác một thời gian để chắc chắn virus đã bị đào thải hết ra khỏi cơ thể chúng.

Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo tốt nhất là bảo vệ mèo của bạn không bị bệnh. Bác sĩ thú y khuyến cáo nên cho mèo tiêm phòng bệnh giảm bạch cầu định kỳ 1 năm 1 lần. Nếu mèo đã bị bệnh, không tiêm phòng mà điều trị cho nó khỏe mạnh và chờ 2 tháng sau hãy tiêm phòng.

Mèo là thú cưng yêu thích của bạn, hãy quan tâm tới sức khỏe của chúng nhiều hơn bằng cách liên hệ ngay trạm thú y khi phát hiện những biểu hiện sức khỏe bất thường ở chúng.

 

Back to list